Thứ Tư, Tháng Ba 29, 2023

Mặt nạ trắng da hiệu quả từ nha đam tươi không phải ai cũng biết?

Nha đam là một trong những nguyên liệu được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm bởi trong thành phần của lá...

Latest Posts

Các nhà phân tích hàng đầu của Phố Wall vẫn lạc quan về năm cổ phiếu này

Từ chăm sóc sức khỏe vật nuôi dựa trên thương mại điện tử, đến an ninh mạng, đến trò chơi thể thao trực tuyến,...

Cựu chiến binh 60 năm của Wall Street Art Cashin phản ánh về ngày 11/9 và những gì cần thiết để xây dựng lại

Một ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm ngày 11/9, nhà giao dịch kỳ cựu Art Cashin đã phản ánh hôm thứ Sáu về...

Ngoại tình với trai trẻ kém 7 tuổi

Tôi đến với anh, cả gia đình tôi đều phản đối, vì anh ít hơn tôi đến 7 tuổi. Mọi người phân tích rằng...

Từ 8/9 TP.HCM cho phép hàng quán ăn uống mở lại nhưng theo hình thức bán mang về

Từ hôm nay (8/9), thành phố cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính,...

Dành cho người bị viêm họng!

Viêm họng nên ngậm gì? Viêm họng luôn mang lại cảm giác đau đớn và khó chịu như sưng buốt họng, ho khan, ho có đờm, khó nhai nuốt khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt thường ngày.

1. Nước muối sinh lý

Muối là một loại gia vị rất phổ biến nhưng thực tế nó có tính sát khuẩn rất cao và kháng viêm tương đối tốt. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng luôn khuyến khích người bệnh vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý.

 Bạn nên súc miệng bằng nước muối 1 ngày 2 lần để giảm tình trạng đau rát vòm họng. Ngoài ra, viêm họng có thể dùng muối cả hạt ngậm hoặc giã nhỏ tỏi trộn với nước muối để súc miệng nhiều lần.

2. Cam thảo

Cam thảo là một loại thảo mộc có tác dụng rất tốt trong việc chữa viêm họng. Một số nghiên cứu đã chứng rằng cam thảo có chứa đặc tính tương tự như Aspirin, có thể hỗ trợ làm giảm sưng, giảm đau họng. Khi bị đau họng, bạn chỉ cần ngậm một vài lát cam thảo giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, cam thảo dùng để pha trà hoặc làm nước súc miệng cũng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh viêm họng.

Tuy cam thảo là thảo dược tốt nhưng người bệnh không nên lạm dụng trong điều trị. Đặc biệt là phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ngậm cam thảo vì nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Gừng và mật ong

Mẹo dân gian thường kết hợp gừng và mật ong để chữa viêm họng, viêm amidan do chúng đều có tính kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Mật ong chứa nhiều axit amin và khoáng chất, có thể chống nhiễm trùng, giảm đau, tiêu sưng và nâng cao miễn dịch. Trong khi đó gừng được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” do sở hữu nhiều hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng hiệu quả.
Để đẩy lùi tình trạng đau rát cổ họng, sưng ngứa ở cổ họng bạn hãy dùng gừng xay nhuyễn, trộn chung với mật ong. Sau đó, ngậm hỗn hợp này trong khoảng 2-3 phút rồi nuốt từ từ. Bạn có thể ngậm 1 – 2 lần/ngày cho đến khi cơn đau biến mất.

Lưu ý: Không nên dùng gừng với mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi, có thể gây ngộ độc.

4. Kha tử

Các nghiên cứu khoa học cho thấy quả kha tử có thể trị ho, chữa viêm họng rất hiệu quả. Quả kha tử được biết đến với các tên gọi như kha lê, cây chiêu liêu, kha lê lặc… Y học hiện đại cũng thường tách chiết dược tính của kha tử để bào chế các loại thuốc trị ho, chữa khàn tiếng.
Để làm giảm triệu chứng đau rát họng, ho nhiều, bạn có thể lấy một quả kha tử, bỏ vỏ đem ngậm và nuốt chất dịch được tiết ra. Áp dụng biện pháp này khoảng 2-3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau một vài tiếng, bạn sẽ thấy kết quả tuyệt vời mà kha tử mang lại. Nếu cảm giác khó chịu không thuyên giảm, người bệnh có thể tăng liều lượng ngậm thêm 1-2 quả nữa để cải thiện. Kha tử rất lành tính và an toàn sử dụng nên người bệnh không lo gặp tác dụng phụ.

5. Tỏi

Tỏi không những là một trong những gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày đồng thời được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian điều trị ho, viêm họng, viêm amidan.

Tỏi có tính cay, tính ấm, có khả năng kháng viêm, ức chế nhiều vi sinh vật gây viêm họng và giảm ho hiệu quả. Để giảm đau họng, bạn đọc có thể trực tiếp nhai tỏi tươi 1 lần/ngày. Nếu như bạn không ăn được tỏi sống thì bạn có thể cắt tỏi thành lát mỏng và ngậm cho đến khi tỏi hết vị cay nồng.

6. Chanh

Chữa viêm họng bằng chanh là cách thực hiện rất đơn giản mà hiệu quả. Chanh tươi có hàm lượng acid citric có tác dụng làm loãng dịch đờm, từ đó giảm đau rát, ngứa vướng ở cổ họng.
Bạn có thể ngậm chanh tươi, để dưỡng chất từ chanh thẩm thấu trực tiếp vào cổ họng, giúp giảm sưng viêm và nhiễm trùng. Hoặc uống trà chanh mật ong bằng cách pha một nửa quả chanh với 100ml nước ấm và thêm một muỗng mật ong vào. Hãy uống một cách từ từ để hỗn hợp thấm đều ở cổ họng

7. Quế

Quế là một loại gia vị có mùi thơm, có đặc tính chống vi khuẩn và virus, kháng viêm, giúp làm dịu cảm giác sưng đau tại cổ họng. Để hỗ trợ điều trị viêm họng từ quế, bạn hãy lấy một ít quế khô ngậm trong họng khoảng 5 phút rồi nhai kỹ, nuốt chậm mỗi ngày. Hoặc pha một thìa bột quế cùng nước sôi, thêm một ít mật ong tạo thành trà quế. Trà quế ngoài giúp giảm cơn đau họng còn giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

8. Quả hồng

Hồng khô không chỉ là một loại đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng các bệnh nhiễm trùng tại họng, nhất là viêm họng và viêm amidan. Quả hồng có chứa nhiều chất catechins và polyphenonic, có tác dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng tốt.
Cách sử dụng hồng khô giảm đau họng rất đơn giản: Mỗi ngày bạn hãy lấy một quả hồng nhai thật kỹ, nuốt từ từ, cảm giác đau họng, khó nuốt sẽ giảm dần. Đối với hồng tươi, bạn có thể lấy 3 quả hồng đem rửa sạch, hấp cách thủy cùng một ít đường phèn trong khoảng 10-15 phút. Hãy thực hiện biện pháp này hàng ngày cho đến khi hết viêm họng.

* Lưu ý trong chăm sóc và điều trị bệnh viêm họng

Mặc dù các triệu chứng của viêm họng chỉ gây đau đớn và bất tiện trong đời sống sinh hoạt thường ngày nhưng thực tế căn bệnh này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Viêm họng để lâu có thể gây biến chứng đến các cơ quan lân cận như tai, mũi hoặc biến chứng toàn thân gây sốt thấp khớp, viêm cầu thận.

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm này, người bệnh nên điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc đông y ngay từ đầu. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và thể trạng sức khỏe, cân nhắc ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn được cho mình cách điều trị tốt nhất.

theo thuốc đông y

Latest Posts

Các nhà phân tích hàng đầu của Phố Wall vẫn lạc quan về năm cổ phiếu này

Từ chăm sóc sức khỏe vật nuôi dựa trên thương mại điện tử, đến an ninh mạng, đến trò chơi thể thao trực tuyến,...

Cựu chiến binh 60 năm của Wall Street Art Cashin phản ánh về ngày 11/9 và những gì cần thiết để xây dựng lại

Một ngày trước lễ kỷ niệm 20 năm ngày 11/9, nhà giao dịch kỳ cựu Art Cashin đã phản ánh hôm thứ Sáu về...

Ngoại tình với trai trẻ kém 7 tuổi

Tôi đến với anh, cả gia đình tôi đều phản đối, vì anh ít hơn tôi đến 7 tuổi. Mọi người phân tích rằng...

Từ 8/9 TP.HCM cho phép hàng quán ăn uống mở lại nhưng theo hình thức bán mang về

Từ hôm nay (8/9), thành phố cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn, uống; cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính,...

Don't Miss

Những cách lấy lại ” động lực” trong cuộc sống bạn cần làm

Động lực là nguồn năng lượng giúp chúng ta hành động và bạn không phải là người duy nhất ở thời điểm hiện tại...

Các công dụng khác nhau giữa: gừng tươi, gừng khô và gừng ngâm

Ở nền y học Đông y Trung Quốc cho rằng, mùa đông ăn cà rốt, mùa hè ăn gừng thì không cần phải gặp...

Pinterest mất người dùng trong quý thứ hai và cổ phiếu đang lao dốc

Cổ phiếu Pinterest đã giảm hơn 18% trong phiên giao dịch ngoài giờ hôm thứ Năm sau khi công ty báo cáo kết quả...

IEA cho biết lượng khí thải CO2 đạt mức kỷ lục vào năm 2023

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, chỉ một phần nhỏ chi tiêu phục hồi của các chính phủ để đối phó với đại...

Những công dụng kỳ diệu của ” Gừng” bạn đã biết chưa?

Y học hiện đại phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của gừng trong việc ngăn ngừa một số bệnh. Trong củ gừng vàng...

Stay in touch

To be updated with all the latest news, offers and special announcements.